Từ lâu, trong hệ thống giáo dục quốc dân ở các nước phát triển, ngành giáo dục đặc biệt đã từ lâu đóng vai trò quan trọng. Song, cụm từ giáo dục đặc biệt tại Việt nam còn tương đối mới và chưa thực sự mở rộng. Vậy cụ thể thì giáo dục đặc biệt là gì, lĩnh vực này có lịch sự phát triển ra sao? Bài viết dưới đây của Hoa Mặt Trời cùng bạn tìm hiểu chi tiết câu trả lời.
Chuyên ngành giáo dục đặc biệt là gì?
Giáo dục đặc biệt (Special Education) gồm có các chương trình đặc biệt dành cho việc dạy học. Nó được xây dựng và thiết kế dành riêng cho những học sinh thuộc diện đặc biệt. Ví dụ như các em bị chậm về thể chất, tinh thần, tình cảm. Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng về khả năng nhận thức, kỹ năng và phát triển tổng thể. Vì vậy, so với những em nhỏ bình thường, chúng cần được đào tạo trong môi trường giáo dục đặc biệt và những trường hợp truyền thống sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Nội dung, phương pháp giảng dạy của chương trình giáo dục đặc biệt mang tính thích nghi theo người học. Đây cũng đồng thời là sự trị liệu, can thiệp để các em được vui chơi, học tập và phát triển bình thường như những em nhỏ khác. Đào tạo giáo dục đặc biệt là tiền đề giúp người học xây dựng nền tảng về năng lực, phẩm chất, sức khỏe.
Vì sao cần có sự xuất hiện của ngành giáo dục đặc biệt?
Theo thống kê tại Mỹ, tỷ lệ học sinh gặp vấn đề liên quan đến rối loạn nhận thức, phát triển, học tập chiếm tới 30%. Điều này càng chứng minh ngành giáo dục đặc biệt có tầm quan trọng vô cùng lớn. Ở trẻ sơ sinh, hệ quả của rối loạn thần kinh tác động đến quá trình phát triển thuộc 4 lĩnh vực cơ bản. Bao gồm hành vi, học tập, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
Trong bối cảnh này, giáo dục đặc biệt được ra đời nhằm giúp tránh tối đa các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra ở trẻ khuyết tật trí tuệ. Đặc biệt trong trường hợp không đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu cụ thể của mỗi học sinh. Đó là lý do vì sao chúng ta cần biết đến giáo dục đặc biệt là gì?
Loại hình giáo dục này còn trợ giúp các em vượt qua nghịch cảnh và những vấn đề này. Theo đó, nhận thức và phát triển của trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ sẽ khác nhau. Vì vậy, chúng cũng cần sự can thiệp khác nhau để thấu hiểu và thực hành được những điều bình thường.
Lịch sử ra đời của chuyên ngành giáo dục đặc biệt
Giáo dục chính quy cho trẻ khuyết tật cách đây gần 100 năm là điều chưa từng có. Đến đầu những năm 1900, nền giáo dục nước Mỹ diễn ra làn sóng truyền thông kêu gọi phân biệt học sinh. Thể hiện tầm quan trọng về việc để những đứa trẻ khiếm khuyết có cơ hội tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục có tính hiệu quả.
Khi cha mẹ của trẻ khuyết tật bắt đầu hình thành chương trình đào tạo và thành lập các trường học thì khái niệm giáo dục đặc biệt là gì ngày càng cải thiện hơn ở những năm 1950. Cộng đồng dần có thái độ tốt hơn về ngành giáo dục đặc biệt cho những trẻ em không may bị khiếm khuyết.
Những năm sau, các điều luật hỗ trợ quá trình hoàn thiện phương pháp giảng dạy cho các em gặp khiếm khuyết về trí tuệ, nhận thức hay các khuyết tật khác được ban hành tại các quốc gia phát triển. Trong thế kỷ 21, số lượng học sinh tốt nghiệp các trường trung học cấp quốc tế tăng cao. Đây là nỗ lực vô cùng lớn trong việc xóa bỏ rào cản và sự đa dạng khi tiếp cận giáo dục của các cá nhân trong xã hội của những nhà làm luật.
Yêu cầu tuyển chọn một giáo viên đặc biệt
Giáo dục đặc biệt là một chuyên ngành đặc thù có yêu cầu cao về kỹ năng và kiến thức. Ngoài ra, người làm nghề cần phải trang bị cho bản thân thêm các tố chất nhất định khác.
- Sức khỏe đầy đủ để có thể giáo dục và chăm sóc những em nhỏ bị khiếm khuyết. Luôn có trong mình sự nhiệt huyết và lòng kiên trì.
- Yêu thích nghề giảng dạy trẻ nhỏ và yêu thương trẻ. Phải làm bằng tình yêu và tâm huyết của người làm nghề giáo. Tôn trọng và đối xử bình đẳng công tâm giữa các học sinh.
- Lối sống chất phác, giản dị và có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có đạo đức nghề nghiệp, khả năng chịu đựng áp lực công việc cao.
- Kỹ năng truyền đạt thông tin dễ hiểu đến các bạn nhỏ.
- Tỉ mỉ, cẩn thận và luôn hoạt bát, năng nổ.
- Không ngừng nâng cao kiến thức, chủ động học hỏi và xây dựng nghiệp vụ chuyên môn tốt nhất cho bản thân.
- Có khả năng chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu để đưa ra những lời khuyên phù hợp cho phụ huynh.
- Khả năng xử lý tình huống linh hoạt.
Trên đây là những thông tin giải đáp về giáo dục đặc biệt là gì? Mong rằng bạn đã hiểu hơn ngành nghề này qua kiến thức được chia sẻ trong chuyên mục blog của Hoa Mặt Trời và những vất vả của các giáo viên trong ngành. Bởi giáo dục đặc biệt không chỉ đơn thuần đóng vai trò là một hệ thống giáo dục quan trọng. Mà nó cũng là công cụ duy trì sự công bằng và đào tạo các bạn nhỏ khiếm khuyết trở thành người có ích cho xã hội.
Xem thêm: