Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói tương đối phổ biến. Bởi vì thông qua ngôn ngữ, trẻ mới dễ dàng biểu đạt nhu cầu, giao tiếp và cảm xúc của mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói và cha mẹ cần xác định rõ ràng. Để biết được cách khắc phục trẻ chậm nói phải làm sao, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi chuyên mục blog của Hoa Mặt Trời nhé.
Vì sao trẻ có hiện tượng chậm nói?
Dựa trên các nghiên cứu về từng cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ, trẻ chậm nói là tình trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ kém và chậm phát triển hơn. Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do tác nhân từ môi trường hoặc lý do khác như tâm lý, các cơ quan trong cơ thể đảm nhiệm trách nhiệm phát âm như họng, tai, lưỡi, mũi,… gặp vấn đề hay chế độ dinh dưỡng,….
Rối nhiễu tâm lý: Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng sẽ dẫn đến việc chậm nói ở trẻ. Trẻ có xu hướng thích chơi một mình, hạn chế tương tác với mọi người, ít hoặc không hứng thú các hoạt động tập thể,…. Từ đó trẻ không có nhu cầu bắt chước hay quan sát lời nói của người khác và gây nên chậm nói. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ vấn đề chậm phát triển trí tuệ, nhận thức.
Các yếu tố liên quan môi trường sống: Gia đình ít tương tác với trẻ, thời gian dành cho con không nhiều cũng làm trẻ chậm nói. Mỗi ngày, trẻ xem điện thoại, tivi quá 3 giờ. Một số trường hợp khác do gia đình cưng chiều trẻ quá mức, chỉ cần trẻ thể hiện bằng cử chỉ, hành vi, chưa cần phải nói đã đáp ứng vô điều kiện những gì trẻ muốn.
Thính lực của trẻ: Những trẻ này có đặc trưng bị hạn chế về khả năng lắng nghe và điều này làm trẻ không biết cách giao tiếp. Trong trường hợp này, trẻ càn được điều trị theo phương pháp phẫu thuật trước 5 tuổi. Hoặc nếu trẻ hoàn toàn không nghe thấy gì thì cha mẹ nên cho trẻ đeo máy trợ thính.
Chế độ dinh dưỡng: Trong chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ chưa cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ chậm nói phải làm sao?
Cha mẹ có con bị chậm nói chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu phương pháp khắc phục trẻ chậm nói phải làm sao. Song điều đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi của trẻ. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình, cha mẹ cần kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để có sự can thiệp sớm. Một số cách xác định trẻ chậm nói dưới đây do Hoa Mặt Trời sưu tầm có thể giúp cha mẹ:
- Khi trẻ từ 6-8 tuần tuổi, trẻ không phản ứng lại với âm thanh hay giọng nói to.
- Trẻ không có bất cứ phản ứng nào khi cha mẹ cười đùa mặc dù đã 2 tuổi.
- Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ thờ ơ với mọi vật và người xung quanh.
- Bước sang 4 tháng tuổi, khi nghe thấy các âm thanh phát ra, trẻ không quay đầu.
- 6 tháng tuổi, trẻ không biết tự cười đùa.
- 8 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, ê a được từ ngữ nào.
- 2 tuổi, trẻ vẫn chưa nói được các từ đơn.
- Khi đã 3 tuổi, trẻ cũng không thể nói được những câu đơn giản.
Cách hỗ trợ khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm nói tại nhà
Tuyệt đối không làm theo ngôn ngữ của trẻ
Phát âm của trẻ chậm nói thường không chuẩn, có khi nói líu lưỡi hoặc ngọng. Nguyên tắc đầu tiên để khắc phục trẻ chậm nói phải làm sao, cha mẹ không được phép bắt chước cách nói chuyện của trẻ. Vì điều này sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều hơn và tạo thành mình thói quen khó sửa.
Nói chuyện cùng con ở vị trí ngang tầm mắt
Hãy gọi tên và yêu cầu trẻ nhìn bằng mắt khi giao tiếp. Điều này tăng khả năng tương tác mắt và gây sự chú ý và tạo chiều sâu trong giao tiếp. Thể hiện hoạt động này thường xuyên giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ được cách thức giao tiếp. Qua đó đem lại phản ứng tích cực trong quá trình trao đổi, nói chuyện.
Hàng ngày hãy dành thời gian dạy trẻ nói
Cha mẹ hãy dạy trẻ những âm thanh đơn giản khi trẻ mới bắt đầu tập nói như ba, má,…. để trẻ học theo. Ngoài ra, để giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết cách gắn kết từ với đồ vật, cha mẹ cũng có thể nói những hành động mình đang làm.
Bên cạnh đó, đọc sách cho trẻ nghe cũng là một phương pháp hỗ trợ trẻ chậm nói phải làm sao rất tốt. Những cuốn truyện có màu sắc và hình ảnh tươi vui, sinh động sẽ làm trẻ thích thú.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện, đặc biệt là trí não
Não sẽ quyết định khả năng ghi nhớ, tập trung, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người. Vì vậy, để tăng cường trí tuệ cũng như tăng cường sức khỏe não, cha mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin, dưỡng chất tốt cho não trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Qua đây, cha mẹ đã biết khi trẻ chậm nói phải làm sao rồi đúng không? Hy vọng bài viết đã đem tới kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi con khôn lớn của cha mẹ.
Xem thêm: