Cha mẹ cần lưu ý gì về tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi?

cach-day-do-tre-em-buong-binh-khong-tranh-cai-hay-lang-nghe-tre

Bác Hồ đã có câu nói rằng “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Song không phải đứa trẻ nào cũng luôn nghe lời và không mắc phải sai lầm. Lúc này, trẻ cần được cha mẹ sửa chữa. Nhưng “sửa” như thế nào để đạt hiệu quả và không làm bé phản kháng? Đó chính là lý do vì sao cha mẹ cần nắm được tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi.

Biểu hiện tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi

Dù là trẻ con hay người lớn đều không thể tránh khỏi những lần phạm lỗi. Song khi đã trưởng thành, chúng ta học được cách nhìn nhận bản thân và vấn để để nhận ra lỗi sai và sửa đổi. Tuy nhiên, với một đứa trẻ, chúng sẽ chưa thể hiểu được việc làm hay vấn đề của mình vừa gây ra khi phạm lỗi. Bởi vậy, trách nhiệm của cha mẹ cần “uốn nắn” hướng dẫn chúng chứ không phải đánh mắng. Nên phân tích hệ quả của việc trẻ phạm lỗi để trẻ biết sai và nhận lỗi.

Khi phạm lỗi, thông thường tâm lý của trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Điều này phụ thuộc và nhận thức và tính cách của từng trẻ. Ở độ tuổi 3-5, đa phần nhận thức vấn đề của những trẻ này chưa thực sự rõ ràng. Do đó, trẻ vẫn vô tư sau khi phạm lỗi và không biết hành động của mình có ảnh hưởng như thế nào.

Ở độ tuổi trên 6, nhận thức của trẻ về hành động của mình đã dần rõ ràng hơn. Trẻ đã biết lo lắng, tâm lý hoảng sợ, sợ sệt cha mẹ sử dụng đòn roi trách phạt khi mắc phải sai lầm. Vì vậy, một số trẻ sẽ có xu hướng vì sợ bị đánh mắng mà không dám tâm sự. Thậm chí, một số trẻ hơi ương bướng và cá tính khi làm sai sẽ không nhận lỗi và coi như một hành động bình thường.

Vậy nên, hiểu được tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi cũng như biết được tính cách của con đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra biện pháp xử trí phù hợp.

bieu-hien-tam-ly-cua-tre-em-khi-pham-loi
Biểu hiện tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi

Khi trẻ phạm lỗi cha mẹ cần làm gì?

Chú ý đến hành vi của trẻ

Theo Hoa Mặt Trời tìm hiểu trên tờ báo của CNBC, thay vì khen toàn bộ đứa trẻ cha mẹ nên khen ngợi một hành vi cụ thể nào đó. Đây là sự khác biệt trong 2 câu nói “ con đã rất tuyệt vời khi đặt đồ chơi gọn gàng vào hộp!” và con là đứa bé ngoan”.

Tương tự như vậy, thay vì nói chung chung, cha mẹ nên chỉ trích hành vi cụ thể của trẻ. Ví dụ, thay vì phê bình “con là một người chị gái tệ”, cha mẹ hãy nói “mẹ không thích việc con quát mắng em mình, điều đó là không tốt”. Những đứa trẻ cần được người lớn giải thích rõ ràng để chúng có thể hiểu nhanh hơn. Trẻ sẽ có lựa chọn tốt hơn để cân nhắc trong tương lai khi họ tập trung vào hành vi.

chu-y-den-hanh-vi-cua-tre
Chú ý đến hành vi của trẻ

Thay vì tạo cảm giác xấu hổ, nên tận dụng sự áy náy

Theo nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Adam Grant, đôi khi tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi sẽ trở nên nông nổi hơn khi chúng bị xấu hỏi và dẫn đến những hậu quả tồi tệ. Nếu biết cách áp dụng những cảm giác áy náy có thể hoán đổi thành động lực mạnh mẽ cho con trẻ.

Nếu cha mẹ không ngừng nhắc lại hành vi sai lệch của con khi chúng phạm phải sẽ làm cho trẻ xấu hổ và hình thành tâm lý phản nghịch. Điều đó có nghĩa là, trẻ càng muốn thực hiện những việc người khác cấm đoán.

Ngược lại, khi cha mẹ kiên nhẫn giải thích về hậu quả không tốt do hành vi đó đem lại, ảnh hưởng tiêu của của việc làm sai trẻ mắc phải, tâm lý trẻ sẽ khơi gợi lên một cảm giác áy náy. Lúc này sẽ trở thành động lực để trong tương lai trẻ có hành vi tích cực hơn. Bởi vì, trẻ có xu hướng đồng cảm và hối hận với người mà chúng làm tổn thương khi áy náy cũng như để khiến điều đó trở nên đúng đắn, chúng luôn cố gắng sửa chữa.

Ngay từ sớm hãy dạy cho trẻ cách xây dựng giá trị bản thân

Trước khi trẻ chập chững biết đi hoặc chuẩn bị đến trường mẫu giáo, chuyên gia Grant khuyến nghị cha mẹ nên tập nhờ sự giúp đỡ của con. Một cách rèn luyện tập lý của trẻ em khi phạm lỗi đó là cho trẻ tham gia vào các công việc nhà hàng ngày. Từ đó trẻ hình thành lòng thấu cảm và nhận ra hành động giúp đỡ cha mẹ mang ý nghĩa lớn lao.

Blog Hoa Mặt Trời cũng cho biết rằng cha mẹ có thể rèn luyện, nâng cao tích cách tích cực của con qua những câu hỏi. Ví dụ như “con có thể giúp mẹ chơi cùng em trong khoảng 10 phút không”, “đồ chơi này, con sẽ chia sẻ cho bạn chứ”, hay”con có quan tâm đến mọi người không”.

ngay-tu-som-hay-day-cho-tre-cach-xay-dung-gia-tri-ban-than
Ngay từ sớm hãy dạy cho trẻ cách xây dựng giá trị bản thân

Đặc biệt, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên thực hiện sớm điều này. Trường hợp cha mẹ hướng dẫn con xây dựng giá trị bản thân quá muộn, con sẽ không quen việc giúp đỡ người khác khi lớn lên.

Hiểu được tâm lý của trẻ em khi phạm lỗi giúp cha mẹ học được cách răn đe phù hợp. Cha mẹ nên nhớ rằng chúng ta không nên bắt trẻ phải thật hoàn hảo vì chính mỗi chúng ta đều không phải là hoàn hảo nhất.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *