Rối loạn ăn uống ở trẻ em và mẹo khắc phục tốt nhất

img 02

Áp lực, căng thẳng trong học tập và cuộc sống hay những thay đổi về cân nặng, thể chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ăn uống và tâm lý. Tất cả những điều này gây lên tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em. Do đó, để khắc phục bệnh lý và không để lại hậu quả nghiêm trọng, cùng blog của Hoa Mặt Trời tìm hiểu sâu hơn nhé.

Khái niệm về rối loạn ăn uống ở trẻ em

Rối loạn ăn uống ở trẻ là hiện tượng trẻ gặp phải những vấn đề liên quan đến tâm lý trong cách ăn uống, không phải vì thức ăn. Bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, sức khỏe và mối quan hệ của trẻ.

Tỷ lệ mắc chứng rối loạn ăn uống tập trung chủ yếu vào độ tuổi thiếu niên. Trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc phải bệnh lý này nhưng không nhiều. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng xu hướng rối loạn ăn uống ở trẻ dưới 12 tuổi đang ngày càng tăng cao.

Nếu trẻ nhỏ bị rối loạn ăn uống sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến quá trình phát triển về trí tuệ, thể chất. Ở giai đoạn này, các biểu hiện của trẻ khó chẩn đoán và không giống như biếng ăn, kén ăn hay quấy khóc,… Bởi vì chế độ dinh dưỡng và cân nặng ở từng giai đoạn sẽ khác nhau.

Ngoài ra, sự phát triển của xã hội cùng đa dạng các thông tin về chế độ luyện tập, ăn uống, cân nặng,…. vô tình gây lên cho trẻ em một áp lực vô hình. Điều này dẫn đến các suy nghĩ sai lệch về cân nặng ở mỗi độ tuổi. Biểu hiện của triệu chứng rối loạn ăn uống qua việc hành vi, thái độ của trẻ thay đổi đối với thức ăn. Qua đó phản ứng lên các vấn đề tâm lý trẻ đang đối mặt như bị bắt nạt, lạm dụng, trêu chọc, trầm cảm,…

khai-niem-ve-roi-loan-an-uong-o-tre-em
Khái niệm về rối loạn ăn uống ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn ăn uống

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của rối loạn ăn uống ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, môi trường sống, tâm lý hoặc sự căng thẳng có thể biến thành yếu tố làm cho bệnh phát sinh.

  • Những quan niệm về quy chuẩn vẻ đẹp ngoại hình trong xã hội hiện đại được đề cao. Ví dụ như thân hình thon thả, sự mảnh mai có thể khiến tâm lý của trẻ bị tác động, đặc biệt là những trẻ mập mạp, bụ bẫm.
  • Những trẻ không hài lòng với ngoại hình của mình, thậm chí là cảm thấy tự ti.
  • Trẻ tập luyện, vận động những bộ môn yêu cầu khắt khe trong việc kiểm soát cân nặng như thể dục dụng cụ, múa, ba lê,….
  • Trẻ phải đối mặt trước các cú sốc về tâm lý như áp lực học hành, cha mẹ ly hôn hoặc không quan tâm đến con cái. Những trẻ tăng động hoặc trầm cảm thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Yếu tố di truyền, từng có người trong gia đình mắc bệnh.
nguyen-nhan-dan-den-benh-ly-roi-loan-an-uong
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có những hình thức nào?

Triệu chứng biếng ăn

Rối loạn ăn uống ở trẻ em khiến cho mỗi ngày trẻ chỉ ăn một lượng thức ăn vô cùng ít. Hoặc chỉ ăn những món ăn nhất định dẫn đến suy dinh dưỡng và cơ thể thiếu chất.

Từ việc quá chú trọng đến hình thức vẻ bề ngoài, ám ảnh tiêu chuẩn cân nặng, không dư thừa mỡ gây ra chứng rối loạn ăn uống. Bệnh lý này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng duy trì hoạt động dễ bị loạn nhịp tim, tụt huyết áp, luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và dễ ngất xỉu.
  • Trong học tập và công việc khó tập trung.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, tiêu chảy,….
  • Thận và gan bị tổn thương.
  • Nguy cơ thấp còi, dậy thì muộn do các chất dinh dưỡng cần thiết không được cung cấp đủ.
  • Luôn trong tình trạng tự ti bản thân, buồn rầu, căng thẳng.

Triệu chứng cuồng ăn

Ở một số đối tượng, rối loạn ăn uống ở trẻ em còn biểu hiện qua hiện tượng mất kiểm soát ăn uống. Mặc dù đã no bụng song không thể dừng ăn, thậm chí có thể bị ói ra nhưng vẫn ăn tiếp. Bởi vì trong lúc ăn trẻ tìm được cảm giác bình tĩnh và thoải mái. Tuy nhiên, hình thức này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

  • Cơ thể trẻ bị béo phì quá mức.
  • Nguy cơ dậy thì ở trẻ sớm và tăng cao.
  • Trẻ dễ mắc các chứng bệnh như máu nhiễm mỡ, tim mạch, đau xương khớp,…
  • Thường xuyên mệt mỏi, nhịp tim không ổn định, ngưng thở đột ngột lúc ngủ và dễ ngất xỉu.
  • Trẻ gặp phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm tuyến nước bọt,..
  • Liên tục rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, tự ti.
roi-loan-an-uong-o-tre-nho-co-nhung-hinh-thuc-nao
Rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có những hình thức nào?

Làm sao để khắc phục chứng rối loạn ăn uống ở trẻ?

Trường hợp trẻ có dấu hiệu ăn uống không ngừng, không lắng nghe lời khuyên của cha mẹ. Lúc này mẹ cần liên hệ với chuyên gia tâm lý để can thiệp và xử lý khôn khéo. Hãy để trẻ cảm nhận được cha mẹ luôn ở bên cạnh giúp đỡ con vượt qua bệnh lý. Xây dựng thói quen ăn uống và tập luyện đúng cách để làm gương cho con.

Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm bớt các cuồng ăn cho con như:

  • Không để trẻ bỏ bữa và giải thích cho trẻ hiểu rằng khi quá đói bé có thể ăn uống thiếu chừng mực.
  • Lên lịch bữa ăn chính, phụ xen kẽ. Quản lý tình trạng ăn uống của trẻ.
  • Dùng âm nhạc, khiến vũ, nói chuyện, nghệ thuật,… để khuyến khích trẻ kiểm soát căng thẳng, rối loạn.

Rối loạn ăn uống ở trẻ em có thể được kiểm soát nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, cha mẹ và sự cố gắng của trẻ. Song khi có các dấu hiệu bất thường trong việc ăn uống, cha mẹ cần nhận thức sớm để tìm ra cách điều trị.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *